Đào tạo

Đào tạo

5 lý do trở thành cử nhân, kỹ sư cơ khí chuyên ngành sản xuất chất dẻo

  1. Sản phầm chất dẻo có ở mọi nơi nên cử nhân, kỹ sư cơ khí chuyên ngành sản xuất chất dẻo là cần thiết.
  2. Viện Cơ Khí Trường ĐHBK Hà Nội là địa chỉ uy tín đào tạo cử nhân, kỹ sư cơ khí chuyên ngành sản xuất chất dẻo. Sinh viên khóa đầu là khóa 48 tốt nghiệp tháng 5 năm 2008.
  3. Chương trình học hiện đại, học tập thông qua trải nghiệm và sáng tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
  4. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân, kỹ sư cơ khí chuyên ngành chất dẻo có thể: học tiếp lên thạc sỹ, hoặc đảm nhiệm các vị trí kỹ sư thiết kế, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm, kỹ sư sản xuất…
  5. Cử nhân, kỹ sư cơ khí chuyên ngành chất dẻo dễ tìm việc làm ổn định với thu nhập hấp dẫn.

Đào tạo đại học

  • Hướng dẫn đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành Cơ khí và Cơ điện tử.
  • Đào tạo sinh viên chuyên ngành sản xuất chất dẻo thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí.
  • Bộ môn bồi dưỡng đội tuyển Olympic Sức bền vật liệu và hầu hết các năm đều có giải cá nhân và đồng đội.
  • Danh sách một số môn học bậc đại học do bộ môn phụ trách như sau:
STT Môn học Cho sinh viên ngành
1 Sức bền vật liệu 1 và 2 Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử
2 Phương pháp phần tử hữu hạn Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử
3 Đàn hồi ứng dụng KTCK
4 Đồ án TK hệ thống CK Cơ điện tử
5 Đồ án TK hệ thống CĐT Cơ điện tử
6 Sức bền vật liệu CK ĐL, Dệt may, Nhiệt Lạnh, Khoa học vật liệu
7 Vật liệu chất dẻo và Composites Kỹ thuật Cơ khí
8 Lý thuyết đàn hồi
9 Thiết kế khuôn Chuyên ngành sản xuất chất dẻo thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí
10 Đồ án khuôn chất dẻo
11 Lưu biến polymer
12 Cơ học vật liệu composites
13 Cơ học chất lỏng ứng dụng cho polymer
14 Công nghệ các sản phẩm composite
15 Công nghệ và thiết bị đùn chất dẻo
16 Công nghệ và thiết bị đúc phun chất dẻo
17 Công nghệ gia công sản phẩm chất dẻo
STT Môn học Cho sinh viên ngành

 

Đào tạo sau đại học

  • Bộ môn tham gia đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Cơ học kỹ thuật.
  • Bộ môn tham gia đào tạo nghiên cứu sinh chuyên ngành Cơ học vật rắn và Cơ học kỹ thuật. Bộ môn đã và đang đào tạo 16 NCS, chủ yếu là các cán bộ giảng dạy của các trường đại học.