Danh mục đào tạo
1.1 Đào tạo thực hành
Đào tạo thực hành, thực tập về công nghệ Cơ khí. Sau khi học người học có:
– Kiến thức sâu rộng, kỹ năng thực hành thành thạo các quá trình gia công, các trang thiết bị và các máy móc cơ khí:
+ Về nguội: Các dụng cụ đo, vạch, dập uốn, nắn cưa, đục, cạo, mài, khoan, khoét, ta rô, …
+ Về máy công cụ: Máy tiện, khoan, phay, bào, doa, …
+ Về hàn và cắt bằng nhiệt: Hàn khí, Hàn hồ quang tay, hàn TIG, MIG, MAG, plasma, … cắt bằng ngọn lửa khí, cắt bằng hồ quang, plasma, …
+ Về các máy CNC: Máy trung tâm gia công, máy trung tâm tiện, …
– Kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực điều khiển tự động, tự động hóa các quá trình công nghệ và khả năng lập trình cho các loại máy CNC, máy trung tâm gia công, máy trung tâm tiện;
– Đủ năng lực chế tạo, bảo dưỡng và phục hồi các chi tiết, thiết bị và các máy móc cơ khí phục vụ cho đời sống, các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng đạt trình độ kỹ thuật với chất lượng cao;
– Có khả năng tổ chức và quản lý một quá trình công nghệ, một phân xưởng độc lập;
– Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết các vấn đề nghiệp vụ hợp lý;
– Có kiến thức thực tiễn về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí và bảo vệ môi trường;
– Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng động và xã hội.
1.2. Các khóa học đào tạo ngắn hạn
Trung tâm thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn tùy theo nhu cầu của xã hội, đáp ứng các yêu cầu của các nhà máy và các doanh nghiệp, các trung tâm xuất khẩu lao động. Bao gồm đạo tạo nghề cho những người mới học từ đầu, đào tạo nâng cao cho những người ta làm trong nghề và đào tạo cho các cơ sở xuất khẩu lao động, các nghề như: Nghề nguội; Nghề tiện, phay, bào; Nghề hàn; Nghề vận hành các máy NC và CNC.
Dưới đây là các khóa học được thiết kế sẵn. Thời gian mỗi khóa học khoảng 1 tháng. Ngoài các khóa đào tạo này Trung tâm còn thiết kế các khóa đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, của người học phù hợp với yêu cầu thực tế và nhu cầu của xã hội. Đặc biệt là các khóa về sửa chữa, bảo dưỡng các máy gia công cắt gọt (máy tiện, khoan, phay, bào, mài, …) và các máy CNC.
1.2.1. Các khóa đào tạo về CNC
a) Đào tạo CNC cơ bản
– Giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy CNC, trung tâm gia công và trung tâm tiện;
– Dụng cụ cắt gọt sử dụng cho máy trung tâm gia công và máy trung tâm tiện;
– Lập trình trên máy trung tâm gia công;
– Lập trình trên máy trung tâm tiện;
– Cách gá dao, gá phôi và xác định điểm gốc của phôi;
– Thực hành gia công trên máy trung tâm gia công;
– Thực hành gia công trên máy trung tâm tiện;
b) Đào tạo CNC nâng cao
– CAD/CAM/CNC;
– Lập trình điều khiển trên máy tính;
– Truyền chương trình điều khiển máy CNC
– Thực hành gia công các bề mặt phức tạp trên máy trung tâm gia công;
– Thực hành gia công các chi tiết phức tạp trên máy trung tâm tiện.
1.2.2. Các khóa đào tạo về hàn
a) Hàn điện cơ bản
Đối tượng của khóa học hàn điện cơ bản là những học viên mới, chưa có kinh nghiệm về hàn hoặc mới vào nghề kinh nghiệm chưa nhiều.
Lý thuyết
|
Thực hành
|
– Giới thiệu chung về các thiết bị hàn và một số phương pháp hàn thông dụng nhất trong thực tế.
– Nguyên lý và đặc điểm của phương pháp hàn hồ quang tay.
– Các thuật ngữ Hàn và ký hiệu mối hàn trên bản vẽ, ký hiệu que hàn.
– Vật liệu hàn
– Cấu tạo máy hàn điện
– Phương pháp dao động (lắc mỏ) trong quá trình hàn.
– Các khuyết tật thường gặp trong quá trình hàn hồ quang tay, nguyên nhân và cách khắc phục
– An toàn lao động trong công tác hàn, cắt.
|
– Chuẩn bị thiết bị và mẫu hàn
+ Lắp đặt thiết bị
+ Chuẩn bị mẫu hàn
– Hàn đính
+ Phương pháp hàn đính phôi mẫu
+ Khống chế biến dạng khi hàn
– Kỹ thuật hàn
+ Kỹ thuật mồi hồ quang
+ Kỹ thuật ngắt hồ quang
+ Kỹ thuật dừng và nối que
+ Kỹ thuật hàn
– Kỹ thuật kiểm tra bằng mắt thường (kiểm tra trước, trong và sau khi hàn).
|
b) Hàn điện nâng cao (hàn ở tư thế 2G, 3G và 4G)
Đối tượng của khóa học hàn điện nâng cao là những học viên đã trải qua khóa hàn điện cơ bản (đánh giá đạt) hoặc phải đạt được kết quả của bài thi sát hạch chất lượng đầu vào.
Lý thuyết
|
Thực hành
|
– Kỹ thuật hàn tư thế 2G (hàn ngang)
– Kỹ thuật hàn tư thế 3G (hàn đứng)
– Kỹ thuật hàn tư thế 4G (hàn trần)
|
– Chuẩn bị thiết bị và mẫu hàn;
– Thực hành hàn ở tư thế 2G;
– Thực hành hàn ở tư thế 3G
– Thực hành hàn ở tư thế 4G;
– Kỹ thuật kiểm tra bằng mắt thường (kiểm tra trước, trong và sau khi hàn cho các liên kết hàn khi hàn ở các tư thế 2G, 3G và 4G).
|
c) Hàn MIG/MAG (hàn ở tư thế 1G, 2G, 3G và 4G)
Đối tượng của khóa hàn MIG/MAG đến 1G, 2G và 3G là các học viên mới, các học viên đã tốt nghiệp ở các trường dạy nghề nhưng chưa có kinh nghiệm, các học viên đã có kinh nghiệm về các quá trình hàn khác với hàn MIG/MAX.
Lý thuyết
|
Thực hành
|
– Nguyên lý và đặc điểm phương pháp hàn MIG/MAG
– Các thuật ngữ hàn và ký hiệu mối hàn trên bản vẽ, ký hiệu que hàn.
– Cấu tạo máy hàn điện, phương pháp dao động (lắc mỏ) trong quá trình hàn
– Các khuyết tật thường gặp trong quá trình hàn MIG/MAG, nguyên nhân và cách khắc phục.
– Vật liệu hàn MIG/MAG
– An toàn lao động trong công tác Hàn, Cắt.
|
– Kỹ thuật lắp cuộn dây hàn vào máy
– Hàn MAG tư thế hàn 1G
– Hàn MAG tư thế hàn 2G
– Hàn MAG tư thế hàn 3G
– Hàn MIG/MAG tư thế 4G
– Kỹ thuật kiểm tra bằng mắt thường (kiểm tra trước, trong và sau khi hàn cho các liên kết hàn khi hàn ở các tư thế 2G, 3G và 4G).
|
d) Hàn FCAW (hàn bằng điện cực lõi bột ở tư thế 1G, 2G và 3G)
Đối tượng khóa hàn FCAW là các học viên đã trải qua khóa hàn điện cơ bản hoặc phải đạt được kết quả của bài thi sát hạch chất lượng đầu vào.
Lý thuyết
|
Thực hành
|
– Nguyên lý và đặc điểm phương pháp hàn FCAW
– Các thuật ngữ hàn và ký hiệu mối hàn trên bản vẽ.
– Cấu tạo máy hàn điện, phương pháp dao động (lắc mỏ) trong quá trình hàn
– Các khuyết tật thường gặp trong quá trình hàn FCAW, nguyên nhân và cách khắc phục.
– Vật liệu hàn FCAW
– An toàn lao động trong công tác Hàn, Cắt.
|
– Kỹ thuật lắp cuộn dây hàn vào máy
– Hàn FCAW tư thế 1G có tấm lót
– Hàn FCAW tư thế 2G có tấm lót
– Hàn FCAW tư thế 3G có tấm lót
|
e) Hàn lót TIG + hàn phủ điện ở tư thế 6G
Đối tượng của lớp hàn lót TIG + hàn phủ điện là những học viên đã trải qua lớp hàn điện nâng cao (đánh giá đạt) hoặc phải đạt được bài thi sát hạch đầu vào.
Lý thuyết
|
Thực hành
|
– Giới thiệu chung về các thiết bị Hàn và một số phương pháp hàn thông dụng nhất trong thực tế
– Nguyên lý và đặc điểm của phương pháp hàn hồ quang tay và phương pháp hàn TIG
– Các thuật ngữ Hàn và ký hiệu mối hàn trên bản vẽ, ký hiệu que hàn
– Vật liệu hàn
– Cấu tạo máy hàn điện, hàn TIG
– Kỹ thuật hàn và các thao tác cơ bản (lắc mỏ) trong quá trình hàn
– Các khuyết tật thường gặp trong quá trình hàn, nguyên nhân và cách khắc phục
– An toàn lao động trong công tác Hàn, Cắt.
|
Thực hành hàn ở các tư thế 2G, 5G, 6G:
– Vận hành thiết bị và thực hành hàn dùng que phụ trong hàn TIG, cách đính phôi
– Mối hàn ống ghép giáp mối vị trí hàn 2G (ống đặt 900 so với mặt đất)
– Mối hàn ống ghép giáp mối vị trí hàn 5G (ống đặt cố định 1800 so với mặt đất)
– Mối hàn ống ghép giáp mối vị trí hàn 6G hàn thấu (ống đặt cố định 450 so với mặt đất).
|
f) Vận hành rô bốt hàn cơ bản
* Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ (MIG/ MAG)
– Khái niệm hàn Mig/Mag
– Các lĩnh vực ứng dụng của hàn Mig/Mag
– Vật liệu hàn Mig/Mag
– Khí hàn
– Dây hàn
* Cấu trúc và vận hành robot hàn
– Các vấn đề an toàn khi vận hành Robot hàn.
– Vùng làm việc của Robot hàn và vùng làm việc an toàn của người vận hành.
– Cấu trúc và sự vận hành của bộ điều khiển Robot hàn (Robot Controller).
– Cấu trúc và vận hành bộ điều khiển bằng tay (Teach Pendant)
– Cấu trúc và sự vận hành của bộ khởi động (Start Box)
– Luyện tập phối hợp sử dụng các hệ tọa độ khác nhau của Robot hàn
– Trình tự vận hành mỏ hàn
– Trình tự vận hành kiểm tra điểm gốc 0
– Khôi phục các lỗi và cảnh báo.
– Thực hành vận hành rô bốt hàn để hàn các liên kết hàn cơ bản.
g) Vận hành rô bốt hàn nâng cao
– Lập chương trình điều khiển Robot hàn tự động
– Quản lý các chương trình hàn (Sao chép, xóa, đổi tên)
– Hiệu chỉnh, thêm và xóa các câu lệnh hàn.
– Kết nối và đặt các chương trình vào/ra (I/O)
– Tạo lập và sử dụng các câu lệnh hàn
– Tạo lập và sử dụng các câu lệnh chuyển động hàn
– Sao chép dự phòng hệ thống (Back-up) và dữ liệu chương trình.
– Thực hành lập chương trình điều khiển và vận hành rô bốt hàn để hàn các đường hàn phức tạp bao gồm cả hàn ống với ống.
1.2.3. Đào tạo về nguội, lắp ráp
– Dụng cụ đo và phương pháp đo
– Dụng cụ lấy dấu và phương pháp lấy dấu
– Phương pháp đục
– Phương pháp dũa
– Phương pháp cưa
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy khoan
– Cách lựa chọn mũi khoan, dụng cụ gá kẹp
– Phương pháp khoan
– Các biện pháp an toàn khi khoan
– Phương pháp cắt ren bằng bàn ren và tarô
– Các biện pháp an toàn khi cắt ren bằng bàn ren và tarô
– Các phương pháp đánh bóng, lắp ráp và nhiệt luyện
– An toàn khi đánh bóng, lắp ráp và nhiệt luyện
1.2.4. Các khóa đào tạo về phay, bào
– Cách chọn dao phù hợp với vật liệu gia công;
– Phương pháp gá, chọn loại đồ gá;
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp vận hành của máy phay ngang, phay đứng, máy bào.
– Thực hành gia công chi tiết trên máy phay ngang: Tính toán và phân bổ lượng dư gia công, cách gá lắp phôi, cách điều chỉnh máy phay, …
– Thực hành gia công chi tiết trên máy phay đứng: Tính toán và phân bổ lượng dư gia công, cách gá lắp phôi, cách điều chỉnh máy phay, …
– Thực hành gia công chi tiết trên máy bào ngang: Tính toán và phân bổ lượng dư gia công, cách gá lắp phôi, cách điều chỉnh máy bào, …
– Kiểm tra sau khi gia công bằng dụng cụ đo kiểm.
1.2.5. Các khóa đào tạo về tiện
a) Tiện cơ bản:
Nội dung gồm:
– Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ đo kiểm;
– Các loại dao tiện, cách gá lắp và phương pháp mài dao;
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp vận hành của máy tiện.
– Tiện mặt đầu, khoan tâm;
– Tiện trụ trơn và cắt đứt;
– Tiện trụ dài chống tâm, tiện bậc, tiện cung R, tiện vát mép.
b) Tiện nâng cao:
Nội dung gồm:
– Các loại dao tiện ren, dao tiện mặt côn và cách gá lắp;
– Các phương pháp tiện mặt côn;
– Các phương pháp tiện ren.
2. Chương trình đào tạo thực hành
Sinh viên sau khi học xong môn học “Cơ khí đại cương” sẽ được thực hành từ 3 đến 5 tuần (tùy theo chuyên ngành) tại Trung tâm Thực hành Công nghệ Cơ khí.
Tùy theo thời gian thực tập mà nội dung được bố trí tương ứng. Dưới đây là nội dung thực hành đối với khối sinh viên có 5 tuần thực tập ở Trung tâm:
Nội dung thực hành được chia thành các mô đun. Mỗi mô đun gần như độc lập với nhau nên rất phù hợp với chương trình đào tạo mềm dẻo, đáp ứng mọi nhu cầu.
No
|
Tên bài thực hành
|
Mô tả chi tiết
|
||||
1
|
Thực hành lập trình và điều khiển máy CNC
|
|||||
1.1
|
Bài 1. Máy Trung tâm gia công CNC
|
– Cơ cấu vít me đai ốc bi thực hiện truyền động cho bàn máy và trục chính
– Hệ tọa độ máy XYZ
– Hệ tọa độ gia công X1Y1Z1- Cách thiết lập trong G54, G55, G56, G57, G58, G59
– Quản lý thông số hình học của dụng cụ cắt trong Work offset
– Cơ cấu thay dao tự động, sử dụng lệnh G91G30X0Y0Z0, T_, M06,…
– Thay dao bặng tay, sử dụng phím Tool clamp, Tool unclamp
|
||||
1.2
|
Bài 2. Lập trình gia công
|
– Các lệnh G90, G91, G00, G01, G02 , G03, G30, G41, G42, G43, G54, G55, G56, M00, M01, M02, M03, M04, M05, M06, M08, M09, M30.
– Cấu trúc và cách sử dụng các lệnh trên
– Khái niệm về chương trình gia công
– Phương pháp lập chương trình gia công phay chi tiết
– Thực hành lập chương trình gia công cho máy
|
||||
1.3
|
Bài 3. Sử dụng bảng điều khiển vận hành máy Trung tâm gia công CNC
|
– Các chức năng điều khiển máy CNC:
– Chức năng thực hiện lệnh MDI, MEM, TAPE, EDIT
– Chức năng thực hiện di chuyển HAND, JOG, RAPID
– Thiết lập hệ tọa độ gia công POSITION, Chế độ Work offset, Tool offset, Kết hợp các địa chỉ G54,G55,G56… Có sử dụng cây dò chuẩn
– Thực hiện các lệnh đơn trong MDI
|
||||
1.4
|
Bài 4. Gia công chi tiết
|
– Sử dụng chức năng EDIT để nhập chương trình vào máy và chỉnh sửa chương trình trên máy
– Phương pháp gá kẹp phôi gia công
– Xác định chuẩn gia công
– Gá kẹp dụng cụ cắt gọt
– Gia công chi tiết bằng chương trình mới nhập
– Đo kiểm chi tiết gia công và chỉnh sửa để đạt độ chính xác gia công
|
||||
1.5
|
Bài 5. CAD/CAM/ CNC
|
– Lập trình điều khiển trên máy tính
– Truyền chương trình ra điều khiển máy CNC
|
||||
2
|
Thực hành hàn và cắt bằng nhiệt
|
|||||
2.1
|
Bài 1. Kỹ thuật hàn hồ quang với que hàn bọc thuốc
|
– Giới thiệu về công nghệ hàn, các kỹ năng thực hành hàn
– Giới thiệu về xưởng hàn, máy hàn, que hàn, dụng cụ, thiết bị an toàn
– Hướng dẫn sử dụng thiết bị, chọn chế độ hàn, hàn mẫu
– Thực hành hàn hồ quang với que hàn bọc thuốc
|
||||
2.2
|
Bài 2. Kỹ thuật hàn TIG , MIG, MAG
|
– Giới thiệu về công nghệ hàn, các kỹ năng thực hành hàn TIG, MIG, MAG
– Giới thiệu về xưởng hàn, máy hàn, điện cực hàn, dây hàn, que hàn phụ, khí hàn, kho chứa khí, dụng cụ, thiết bị an toàn
– Hướng dẫn sử dụng thiết bị, chọn chế độ hàn, hàn mẫu
– Thực hành hàn TIG, MIG, MAG
|
||||
2.3
|
Bài 3. Kỹ thuật hàn khí
|
– Giới thiệu về công nghệ hàn, các kỹ năng thực hành hàn khí
– Giới thiệu về xưởng hàn, mỏ hàn, que hàn, khí hàn, kho chứa khí, dụng cụ, thiết bị an toàn
– Hướng dẫn sử dụng thiết bị, chọn chế độ hàn, hàn mẫu
– Thực hành hàn khí
|
||||
2.4
|
Bài 4. Kỹ thuật cắt kim loại bằng ngọn lửa và hồ quang plasma
|
– Giới thiệu về công nghệ cắt, các kỹ năng thực hành cắt
– Giới thiệu về thiết bị cắt kim loại, mỏ cắt, điện cực, khí, kho chứa khí, dụng cụ, thiết bị an toàn
– Hướng dẫn sử dụng thiết bị, chọn chế độ, cắt mẫu
– Thực hành cắt plasma
|
||||
2.5
|
Bài 5. Rô bốt hàn
|
– Cấu tạo và nguyên lý vận hành của rô bốt hàn hàn
– Các loại vật liệu hàn (khí bảo vệ, dây hàn) sử dụng cho rô bốt hàn và phạm vi ứng dụng.
– Vận hành và điều khiển rô bốt hàn
|
||||
3
|
Thực hành nguội, lắp ráp
|
|||||
3.1
|
Bài 1. Giới thiệu nghề nguội, an toàn lao động và tổ chức thiết bị nơi làm việc
|
– Giới thiệu khái niệm nghề nguội và nội quy an toàn lao động
– Tổ chức và thiết bị nơi làm việc
– Dụng cụ đo
– Dụng cụ lấy dấu và phương pháp lấy dấu
– Thực hành đo, lấy dấu
|
||||
3.2
|
Bài 2. Dũa, đục, cưa và tán
|
– Giới thiệu dụng cụ: đục, dũa, cưa
– Phương pháp đục
– Phương pháp dũa
– Phương pháp cưa
– Các biện pháp bảo quản và an toàn khi đục, dũa, cưa
– Thực hành đục, dũa, cưa
|
||||
3.3
|
Bài 3. Phương pháp khoan
|
– Giới thiệu dụng cụ: máy khoan, mũi khoan, dụng cụ gá kẹp…
– Phương pháp khoan
– Các biện pháp an toàn khi khoan
– Thực hành khoan
|
||||
3.4
|
Bài 4. Cắt ren nguội
|
– Giới thiệu dụng cụ: Bàn ren, tarô
– Phương pháp cắt ren
– Các biện pháp an toàn khi cắt ren
– Thực hành tạo ren bằng bàn ren, ta rô
|
||||
3.5
|
Bài 5. Đánh bóng, lắp ráp và nhiệt luyện
|
– Giới thiệu các phương pháp đánh bóng, lắp ráp và nhiệt luyện
– An toàn khi đánh bóng, lắp ráp và nhiệt luyện
– Thực hành đánh bóng, lắp ráp
|
||||
4
|
Thực hành phay – bào
|
|||||
4.1
|
Bài 1. Cách sử dụng dụng cụ đo, đồ gá và phương pháp vận hành các máy phay, máy bào
|
– Nội quy thực tập và quy định an toàn vận hành máy tại ban Phay – Bào.
– Cấu tạo, cách sử dụng dụng cụ đo, thông tin phản hồi. Thực hành đo.
– Vật liệu làm dao, cách chọn dao phù hợp vật liệu gia công.
– Chọn phương pháp gá, chọn loại đồ gá. Thực hành gá kẹp phôi.
– Nguyên lý hoạt động và khả năng công nghệ của máy phay. Cách vận hành máy phay.
– Nguyên lý hoạt động và khả năng công nghệ của máy bào ngang. Cách vận hành máy bào ngang.
|
||||
4.2
|
Bài 2. Gia công mặt phẳng trên máy bào ngang
|
– Nghiên cứu bản vẽ, chọn máy, tính toán và phân bổ lượng dư gia công.
– Nhận biết được các mặt (mặt định vị, mặt kẹp chặt, mặt gia công …).
– Chọn phương pháp gá, cách tháo lắp chi tiết, rà gá và kẹp chặt.
– Sau khi công việc rà gá và kẹp chặt được hoàn tất:
+ Kiểm tra độ an toàn của máy, dụng cụ cắt trên máy bào.
+ So dao tiến hành công việc gia công trên máy bào.
– Kiểm tra sau khi gia công xong bằng dụng cụ đo kiểm.
|
||||
4.3
|
Bài 3. Gia công rãnh trên máy bào ngang
|
– Nghiên cứu bản vẽ, chọn máy, tính toán và phân bổ lượng dư gia công.
– Chọn phương pháp gá (phương pháp gá trực tiếp):
+ Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gá.
+ Các bộ phận của đồ gá.
+ Cách tháo lắp chi tiết.
+ Rà gá và kẹp chặt.
– Sau khi công việc rà gá và kẹp chặt được hoàn tất:
+ Kiểm tra độ an toàn của máy, dụng cụ cắt trên máy bào ngang.
+ So dao tiến hành công việc gia công rãnh trên máy bào ngang.
– Kiểm tra sau khi gia công xong bằng dụng cụ đo kiểm.
|
||||
4.4
|
Bài 4. Thực hành gia công chi tiết trên máy phay ngang
|
– Nghiên cứu bản vẽ, chọn máy, tính toán và phân bổ lượng dư gia công.
– Nhận biết được các mặt (mặt định vị, mặt kẹp chặt, mặt gia công …).
– Chọn phương pháp gá, cách tháo lắp chi tiết, rà gá và kẹp chặt.
– Sau khi công việc rà gá và kẹp chặt được hoàn tất:
+ Kiểm tra độ an toàn của máy, dụng cụ cắt trên máy phay ngang.
+ So dao tiến hành công việc gia công trên máy phay ngang.
– Kiểm tra sau khi gia công xong bằng dụng cụ đo kiểm.
|
||||
4.5
|
Bài 5. Thực hành gia công chi tiết trên máy phay đứng
|
– Nghiên cứu bản vẽ, chọn máy, tính toán và phân bổ lượng dư gia công.
– Chọn phương pháp gá (phương pháp gá trực tiếp):
+ Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp gá.
+ Các bộ phận của đồ gá.
+ Cách tháo lắp chi tiết.
+ Rà gá và kẹp chặt.
– Sau khi công việc rà gá và kẹp chặt được hoàn tất:
+ Kiểm tra độ an toàn của máy, dụng cụ cắt trên máy phay đứng.
+ So dao tiến hành công việc gia công trên máy phay đứng.
– Kiểm tra sau khi gia công xong bằng dụng cụ đo kiểm.
|
||||
5
|
Thực hành tiện
|
|||||
5.1
|
Bài 1. An toàn lao động và nguyên lý hoạt động của máy tiện
|
|
||||
5.2
|
Bài 2. Dao tiện và dụng cụ đo kiểm
|
– Cấu tạo và chức năng làm việc của các loại dao tiện.
– Cấu tạo và chức năng làm việc của các loại dụng cụ đo.
– Thực hành nhận biết dao tiện.
– Thực hành gá đặt các loại dao tiện.
– Thực hành đo kiểm
|
||||
5.3
|
Bài 3. Tiện mặt đầu, khoan tâm
|
|
||||
5.4
|
Bài 4. Tiện trụ trơn và cắt đứt
|
|
||||
5.5
|
Bài 5. Tiện trụ dài chống tâm, tiện bậc, tiện cung R, vát mép
|
|