- Mục tiêu đào tạo:
- Chương trình đào tạo Kỹ sư Việt Pháp PFIEV là chương trình duy nhất tại Việt Nam được Ủy ban văn bằng Kỹ sư Pháp và Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu công nhận thương hiệu chất lượng Châu Âu EUR-ACE Master. Từ năm 2016, kỹ sư tốt nghiệp các chương trình PFIEV được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận tương đương trình độ Thạc sỹ và chỉ cần thêm 6 tháng làm luận văn bổ sung để được cấp bằng Thạc sĩ khoa học của ĐHBK Hà Nội.
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Kỹ sư trình độ cao đáp ứng thị trường lao động trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Cơ khí Hàng không.
- Kiến thức: Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức về khoa học cơ bản, về Kỹ thuật Cơ khí, về Kỹ thuật Hàng không vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực áp dụng các kiến thức để vận hành, bảo dưỡng, thiết kế và triển khai các hệ thống, thiết bị liên quan đến Cơ khí Hàng không.
- Kỹ năng: Sinh viên được trang bị kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân, có khả năng học tập ở trình độ cao hơn, khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Có năng lực hình thành ý tưởng, vận hành, bảo dưỡng, thiết kế và triển khai các hệ thống và thiết bị Cơ khí Hàng không trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thực tế.
- Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. Đạt trình độ ngoại ngữ tốt đủ để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và tăng cường tiếng Pháp
- Các trải nghiệm người học
- Môi trường học tập: sinh viên được tạo điều kiện thuận lợi để học tập và phát triển chuyên môn:
- Có cơ hội đi thực tập tại các công ty liên quan về lĩnh vực hàng không vào cuối năm thứ 4;
- Có khả năng chuyển tiếp lên học cao học hoặc được giới thiệu đi học sau đại học tại các nước tiên tiến trên thế giới;
- Tham gia Câu Lạc Bộ Máy Bay Mô Hình do giảng viên của ngành hướng dẫn;
- Được trợ giúp, tư vấn, cập nhật các cơ hội nghề nghiệp từ các thành viên nhiệt tình của Hội Cựu Sinh Viên;
- Học bổng khuyến học của Hội Cựu Sinh Viên Hàng Không được cấp hàng năm cho những sinh viên có nỗ lực học tập và khó khăn về tài chính.
- Học bổng: Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của ĐHBK Hà Nội, sinh viên có cơ hội nhận các loại học bổng:
- Học bổng sinh viên xuất sắc với tổng giá trị lên đến 170 triệu/năm
- Học bổng thực tập tại nước ngoài (ngoài Pháp): 6 sinh viên/năm
- Học bổng thực tập cuối khóa dành riêng cho sinh viên PFIEV hoặc học bổng chuyển tiếp tại các Trường đối tác (ENSMA-ISAE, Pháp)
- Học bổng hỗ trợ sinh hoạt, học phí của nhóm nghiên cứu của giảng viên
- Học bổng du học tại các trường và cơ sở đối tác trong và ngoài nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, Úc, Đài Loan, Anh, Mỹ, Đức, Pháp …
- Các điểm nổi bật:
- Chương trình được xây dựng với sự hợp tác của Đại học Quốc gia Cơ khí Hàng không ENSMA-ISAE, Pháp. Sinh viên có cơ hội chuyển tiếp để lấy bằng kỹ sư của ENSMA-ISAE (song bằng) và các trường đối tác khác có ký thỏa thuận với ĐHBKHN.
- Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình thực tập, trao đổi sinh viên với các nước châu Âu, châu Á (biết 2 ngoại ngữ Anh, Pháp cho phép sinh viên tiếp cận được nhiều chương trình học bổng trao đổi hơn).
- Sinh viên có cơ hội tham gia các khóa học được tổ chức kết hợp với các trường đại học lớn trên thế giới dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nước ngoài.
- 70% sinh viên ra trường làm việc trong lĩnh vực Hàng không, đóng góp một phần quan trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Hàng không Việt Nam.
- Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
- 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm với mức lương phổ biến từ 12,5 triệu đồng/tháng.
- Các vị trí việc làm tiêu biểu:
- Kỹ sư sửa chữa, bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, các cụm cảng hàng không, sân bay;
- Kỹ sư thiết kế, vận hành tại các công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không;
- Kỹ sư thiết kế và vận hành hệ thống ở phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng thiết kế các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp …
- Kỹ sư nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước.
- Cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu R&D; Các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực Cơ khí – Động lực trong nước và quốc tế,
- Cán bộ tại các cơ quan hàng không dân dụng, cục hàng không dân dụng.
- Thời gian đào tạo:
- Đào tạo Kỹ sư: 5 năm;
- Đào tạo Thạc sĩ: 5,5 năm;
Miêu tả khung chương trình đào tạo tham khảo: tại đây.
5. Giám đốc CTĐT:
Tên | Email tư vấn | Số điện thoại |
PGS. TS. Hoàng Thị Kim Dung | dung.hoangthikim@hust.edu.vn | 0949737767 |
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 2: Phân biệt Ngành và Chương trình đào tạo?
Câu trả lời 2
Câu hỏi 3: Học phí của CTĐT?
Câu trả lời 3