Với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sản xuất thông minh đã và đang là xu hướng mới cho sản xuất tại Việt Nam. Để chuẩn bị quá trình chuyển đổi số trong sản xuất này, từ đầu năm 2021, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đầu tư xây dựng Phòng Thí nghiệm Nhà máy số Thông minh (PTN) . PTN hiện nay đang phục vụ đào tạo cho sinh viên trường Cơ khí, trường Điện – Điện tử và Viện Kinh tế và Quản lý để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sản xuất thông minh. Ngoài ra PTN cũng tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Nhà máy số.
PTN được giao cho Trường Cơ khí quản lý về Cơ sở vật chất và vận hành từ tháng 12 năm 2021. Đến hết học kỳ 2 năm học 2021-2022, PTN đã phục vụ hơn 600 lượt sinh viên thực hành thực tập.
Phòng thí nghiệm Nhà máy Số, Trường Cơ khí, ĐHBKHN
Tham gia trong lĩnh vực chuyển đổi số trong sản xuất, PTN đã phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam – NIC (Bộ Kế hoạch đầu tư) và Ban quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành các Hội thảo về nhà máy số thông minh: Hội thảo “Thay đổi tầm nhìn – Tiên phong Nhà Máy số” tổ chức tại Hà Nội ngày 23-24/09 tại Hà Nội và 13-14/10 tại Thành Phố Hồ Chí Minh; Hội thảo “Nhà máy thông minh – sản xuất công nghiệp thông minh I4.0” tổ chức tại Hà Nội 26/10. Tại các hội thảo, các chuyên gia đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có những báo cáo nổi bật trong lĩnh vực nhà máy số, mang đến cho các doanh nghiệp thông tin hữu ích để thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng sản xuất thông minh trong chính lĩnh vực của mình.
Hội thảo Thay đổi tầm nhìn – Tiên phong Nhà máy số, tại NIC – Hà Nội ngày 23-24/09/2022
TS. Vũ Tiến Dũng trình bày tại hội thảo Thay đổi tầm nhìn – Tiên phong Nhà máy số
Hội thảo Thay đổi tầm nhìn – Tiên phong Nhà máy số, tại Tp Hồ Chí Minh ngày 13-14/10/2022
TS. Vũ Đình Minh trình bày tại hội nghị
PGS.TS Nguyễn Danh Nguyên báo cáo về mô hình đánh giá mức độ thông minh của dây chuyền sản xuất trong Công nghiệp 4.0 (ngày 26-10-2022 tại hội thảo “Nhà máy thông minh – Sản xuất công nghiệp thông minh I4.0”