I. GIỚI THIỆU CHUNG

Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối (JWRI HUST-OU) là một Trung tâm liên ngành trực thuộc Trường Cơ khí được ĐHBKHN thành lập theo quyết định số 195/QĐ-BKHN ngày 09/01/2023. Trung tâm thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực hàn, tham gia các chương trình đào tạo đại học, sau đại học trong nước và quốc tế của Nhà trường, tham gia chương trình đào tạo liên ngành, đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, triển khai một số đề tài nghiên cứu ứng dụng.

  • Tên tiếng Việt: Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối.
  • Tên tiếng Anh: Joining and Welding Research Institute (JWRI) HUST-OU.
  • Địa chỉ: Số 3 ngõ 15, Phố Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Diện tích: bố trí tập trung tại 3 tầng, tổng diện tích sử dụng khoảng 600 m2 cho toàn bộ các nội dung về nghiên cứu, đào tạo & hợp tác trong lĩnh vực hàn & ghép nối.
  • Bố trí các thiết bị nặng ở tầng 1, thiết bị nhẹ ở tầng 2, tầng 3 là văn phòng.

Lễ cắt băng khánh thành trong buổi lễ công bố thành lập trung tâm ngày 10/1/2023

Thiết kế 3D tòa nhà trung tâm nghiên cứu tại Số 3, ngõ 15, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối

  • Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối được Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giao cho Trường Cơ khí trực tiếp quản lý và khai thác.
  • Mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Trung tâm đều phải tuân thủ theo quy chế tổ chức hoạt động và quy chế thu-chi nội bộ được duyệt bởi Trường Cơ khí.
  • Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc trao quyền-trách nhiệm và đánh giá qua hiệu quả công việc, nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật.
  • Trung tâm có thể hợp tác với Trường cơ khí, Trường ĐHBKHN thông qua các hoạt động phối hợp đào tạo, thí nghiệm…Các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, các cộng tác viên có thể đến Trung tâm để thực hiện các công việc nghiên cứu, đào tạo theo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận ký kết với Trung tâm và Trường Cơ khí.
  • Trung tâm có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cần thiết cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, các cộng tác viên theo các điều khoản của hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận.
  • Trung tâm cần thể hiện vai trò đi đầu trong nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về công nghệ hàn tiên tiến, kiến thức vận hành các thiết bị hàn và thiết bị nghiên cứu đáp ứng nền công nghiệp số 4.0
  • Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối được kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm.

Sơ đồ tổ chức và điều hành Trung tâm

Cơ cấu tổ chức và nhân sự Trung tâm

Cơ cấu tổ chức Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối

  1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được thể hiện như trên Hình 4, bao gồm: Đứng đầu là Ban Giám đốc là do Ban Giám hiệu Trường ĐHBKHN ra quyết định. Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của Trung tâm, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, chuyên nghiệp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối.
  2. Nhân sự của Trung tâm: là các cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm từ Trường Cơ khí, các đơn vị khác trong Trường ĐHBKHN. Trưởng các phòng Lab sẽ do các cán bộ của NCM Hàn & CNKL phụ trách. Ngoài ra, trung tâm có đội ngũ cộng tác viên là các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và nhà doanh nghiệp trong và ngoài Trường, trong nước và nước ngoài, được Ban Giám đốc Trung tâm mời tham gia hợp tác đào tạo, nghiên cứu và thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật. Nhân lực dự kiến tham gia được ghi trong Phụ lục của đề án này.

 

 Ban Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối

  1. Ban Giám đốc Trung tâm gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc đến từ Trường Cơ khí – Trường ĐHBKHN; đồng Giám đốc đến từ Viện nghiên cứu Hàn và ghép nối JWRI, Đại học Osaka, Nhật Bản (Chi phí lương cho Đồng giám đốc từ Viện hàn JWRI sẽ được chi trả từ phía Đại học Osaka).
  2. Tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối: Là cán bộ có năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo về hàn, có trình độ từ Tiến sĩ trở lên và đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm theo quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  3. Hội đồng tư vấn Trung tâm: Là những người có kinh nghiệm, năng lực trong quản lý nghiên cứu và đào tạo, có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc về các hoạt động của Trung tâm.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Trung tâm

  1. Xây dựng các nội dung hoạt động cụ thể theo đặc thù của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trường Cơ khí, và các điều khoản của đề án này.
  2. Tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động cụ thể của Trung tâm::
  3. Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo, điều hành hoạt động của Trung tâm. Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Trường Cơ khí về nội dung, tiến độ và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; hiệu quả khai thác, sử dụng trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Hàn và Ghép nối.
  4. Tổ chức quản lý, khai thác hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp theo lĩnh vực Trung tâm theo quy định của pháp luật. Chủ động tìm các giải pháp hỗ trợ hoạt động đào tạo theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi quy định của Trường ĐHBKHN.
  5. Chủ động xây dựng mục tiêu và phương hướng phát triển trung và dài hạn của Trung tâm phù hợp với định hướng đào tạo của Trường Cơ khí, Trường ĐHBK Hà Nội, và xu thế phát triển của nền công nghiệp 4.0.
  6. Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm và báo cáo Hiệu trưởng Trường cơ khí. Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí, thực hiện chế độ tài chính theo quy định.
  7. Định kỳ hằng năm báo cáo Hiệu trưởng Trường Cơ khí về kết quả hoạt động của Trung tâm. Cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban chức năng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của Trung tâm.
  8. Phối hợp với Ban giám hiệu và các đơn vị trong Trường Cơ khí xây dựng và duy trì hoạt động website của Trung tâm. Giới thiệu năng lực của Trung tâm về đội ngũ cán bộ và trang thiết bị & cơ sở vật chất, và các lĩnh vực có thể mở rộng hợp tác nghiên cứu đối với doanh nghiệp.
  9. Phó Giám đốc Trung tâm là người hỗ trợ công việc cho Giám đốc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm theo mảng công tác được giao.