Mô hình đào tạo của ĐHBK Hà Nội áp dụng từ K65 (tuyển sinh năm 2020 trở đi)
Mô hình đào tạo của Trường được xây dựng theo 2 định hướng:
- Cử nhân-Thạc sĩ khoa học: chương trình tích hợp với các mục đích:
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong khoa học công nghệ, phù hợp với mục tiêu phát triển Trường thành một đại học nghiên cứu có đẳng cấp trong khu vực và thế giới;
- Phù hợp với các quy định của luật Giáo dục đại học hiện hành về chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp;
- Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế;
- Đảm bảo tính tích hợp, thống nhất, liên tục của chương trình giữa bậc đào tạo cử nhân và thạc sĩ.
- Cử nhân – kỹ sư: chương trình tích hợp với các mục đích:
- Nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo kỹ sư truyền thống của Trường ĐHBK Hà Nội (chương trình đang được áp dụng từ các khóa tuyển sinh năm 2019 trở về trước).
- Nội dung và cấu trúc tương đồng với chương trình kỹ sư của hầu hết các trường đại học kỹ thuật tại các nước phát triển.
- Đảm bảo mục tiêu đào tạo trình độ đào tạo kỹ sư theo hướng nghề nghiệp chuyên sâu, kết hợp hài hòa giữa kiến thức hiện đại và các kỹ năng cốt lõi; đảm bảo tính tích hợp, liên thông giữa các trình độ đào tạo cử nhân và kỹ;
- Phù hợp với các quy định của luật Giáo dục đại học hiện hành về chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp;
- Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế;
- Đảm bảo nội dung giảng dạy chuyên môn và đào tạo trải nghiệm để hình thành các kỹ năng cần thiết, giúp người học tạo dựng và cải thiện năng lực nghề nghiệp theo một lộ trình học tập phù hợp.
Chương trình đào tạo
Đặc điểm chung là các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, định hướng ngành rộng, cung cấp các kiến thức nền tảng và cốt lõi, chú trọng các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khả năng thích ứng của người học trong môi trường quốc tế.
Chương trình đào tạo Cử nhân kỹ thuật có mục tiêu và nội dung được xây dựng theo hướng kiến thức nền tảng cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với lĩnh vực rộng của ngành học, chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật. Chương trình chuyển tiếp từ Cử nhân kỹ thuật lên Kỹ sư gồm các kiến thức chuyên môn sâu theo lĩnh vực ứng dụng của ngành học.
Các chương trình tiên tiến được giảng dạy bằng tiếng Anh với các ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Ô tô.
Để đảm bảo chất lượng, Trường Cơ khí cũng đã thành lập Tổ công tác Đảm bảo chất lượng theo quyết định số 243/QĐ-SME Tổ công tác gồm 21 người có nhiệm vụ:
- Xây dựng và ban hành kế hoạch hàng năm về hoạt động kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục của trường Cơ khí;
- Xây dựng và trình Ban Giám hiệu ký ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn toàn bộ hoạt động bảo đảm chất lượng bên trong nhà trường;
- Chủ trì, phối hợp với các khoa, trung tâm trực thuộc trường để xây dựng cơ chế, thực hiện thu thập, lưu trữ thông tin liên quan đến công tác bảo đảm chất lượng;
- Thực hiện tự đánh giá các hoạt động bảo đảm chất lượng của trường theo các hướng dẫn của Phòng quản lý chất lượng
- Báo cáo Ban Giám hiệu kết quả thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng của nhà trường;
- Tư vấn, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng tại tất cả các đơn vị trực thuộc trường;
- Tham gia các đoàn đánh giá ngoài theo kế hoạch của nhà trường;
Chất lượng của các chương trình đào tạo đã được khẳng định thông qua sự công nhận quốc tế như:
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định của một số CTĐT:
Chương trình Kỹ thuật cơ khí được kiểm định 2021 bởi AUN-QA
Chương trình Kỹ thuật hàng không được kiểm định 2021 bởi AUN-QA
Chương trình Thạc sỹ Cơ khí hàng không PFIEV được kiểm định thành công năm 2016 bởi CTI