Danh sách cán bộ (Máy và ma sát học)

NHÓM CHUYÊN MÔN MÁY VÀ MA SÁT HỌC

  1. Giới thiệu chung

Nhóm chuyên môn Máy và Ma sát học, trước đây là nhóm Máy cắt kim loại, được thành lập tháng 2 năm 1961, là một trong ba nhóm kỹ thuật chuyên ngành của Bộ môn Chế tạo máy thuộc Khoa Cơ khí và Luyện kim.

Nhóm chuyên môn tham gia giảng dạy và nghiên cứu về các lĩnh vực máy công cụ, trang thiết bị cơ khí, tự động hóa và tribology cho sinh viên và học viên sau đại học.

Trong quá trình phát triển, chóm chuyên môn đã đào tạo ra hàng chục nghiên cứu sinh, hàng trăm thạc sĩ và hàng nghìn kỹ s­ư, đồng thời cũng tham gia vào nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà n­ước, cấp bộ và cấp trư­ờng.

Nhóm chuyên môn hiện có 15 cán bộ, trong đó có 2 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ, 4 Thạc sĩ, trong đó có 1 cán bộ đang học tập và nghiên cứu ở nước ngoài

Bên cạnh đào tạo, nhóm chuyên môn thường xuyên tham gia các hội đồng tư vấn về khoa học công nghệ các cấp và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các đối tác là các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  1. Chuyên ngành đào tạo

Đào tạo đại học các chuyên ngành Kỹ sư Chế tạo máy, Kỹ sư Cơ điện tử, Kỹ sư Cơ điện tử theo chương trình tiên tiến.

Đào tạo sau đại học cho bốn lĩnh vực chính: Công nghệ cơ khí Chế tạo máy, Máy và dụng cụ công nghiệp, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật Tribology.

  1. Lĩnh vực nghiên cứu

Hư­ớng nghiên cứu của nhóm chuyên môn là cơ khí chế tạo và cơ điện tử:

  • Thiết kế chế tạo chi tiết máy bằng hệ CAD – CAM – CNC
  • Thiết kế theo độ tin cậy và tuổi thọ; Động lực học máy
  • Phát triển lý thuyết hệ thống điều khiển, CNC & Robot
  • Hệ thống thủy lực và tự động hóa cơ khí
  • Nghiên cứu ma sát và vi ma sát (Tribology)
  • Nâng cao chất l­ượng bề mặt ma sát
  • Thiết kế lắp đặt hệ thống PLC, máy CNC và bộ điều khiển Robot
  • Phát triển các Môđun chư­ơng trình trong trung tâm gia công CNC với các loại sản phẩm khác nhau
  • Thiết kế các hệ thống Cơ – điện tử cho các ngành công nghiệp
  • Động lực học Robot
  • Phát triển ứng dụng Robot trong công nghiệp
  1. Cơ sở vật chất

Nhóm chuyên môn có 5 phòng thí nghiệm chuyên ngành và 5 phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu chuyên sâu: (đặt tại: C3, 10, nhà T và C14B) phục vụ cho sinh viên và nghiên cứu sinh ngành Chế tạo máy, Cơ điện tử và Tribology:

Phòng thí nghiệm chuyên ngành:

  • PTN Máy CNC& Rôbot công nghiệp
  • PTN Ma sát- Bôi trơn
  • PTN Thiết kế máy
  • PTN Mô phỏng điều khiển và Rôbot
  • PTN Thiết kế máy và Tự động hóa thủy khí

Phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu

  • PTN Máy và thiết bị tự động
  • PTN Máy và thiết bị điều khiển số
  • PTN Tuổi thọ và độ tin cậy
  • PTN Hệ thống điều khiển tự động
  • PTN Nano Tribology
  • Ngoài ra, nhóm chuyên môn còn có hệ thống máy tính với các phần mềm: Mô phỏng toán học, mô phỏng số trong cơ học liên tục, PLC, CAD/CAM – CNC, và lập trình trong việc thiết kế cơ khí và cơ điện tử”
  1. Hợp tác quốc tế

Nhóm chuyên môn có Hợp tác nghiên cứu chặt chẽ với: ISMCM-CESTI (Pháp), Kyung Pook (Hàn Quốc), T.U. Stuttgrat và T.U.Chemnitz (Đức), KULeuven (Bỉ) ,…

Hợp tác với ĐH KULeuven (Bỉ) thành lập ngành và phòng thí nghiệm Cơ điện tử

Hợp tác với các tr­ường ĐH ở Châu Á trong việc đào tạo và chuyển giao công nghệ (nh­ư Singapore, Thailand, Malaysia, Đài Loan…)

Tham gia các Hội thảo hàng năm ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều Bộ, ngành của Việt Nam

Nhóm chuyên môn là thành viên của hội Ma sát học thế giới, tham gia tổ chức hội nghị quốc tế Nano Tribology tại Việt Nam

Văn phòng: C7-515M; Tel.: (+84) 04.8680073

Trưởng nhóm CM: TS. Nguyễn Mạnh Toàn