Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử

Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử

  1. Mục tiêu đào tạo

Mô hình đào tạo của ĐHBK Hà Nội áp dụng từ K65 (tuyển sinh từ 2020 trở đi).

1.1. Cử nhân Kỹ thuật Cơ điện tử

Chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử hiện nay được xây dựng trên cơ sở phát triển chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử năm 2009 kết hợp với sự tham khảo chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như Stanford, Chico (Koa Kỳ), Sibaura (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), … Chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA năm 2017.

  • Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở và chuyên ngành vững chắc, có kỹ năng nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc và sáng tạo trong mọi môi trường lao động để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống cơ điện tử và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
  • Sinh viên có kỹ năng làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Sinh viên có thể tham gia triển khai và thử nghiệm hệ thống/quá trình/sản phẩm/ giải pháp công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử và năng lực vận hành/sử dụng/ khai thác hệ thống/sản phẩm/giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực Cơ điện tử;
  • Sinh viên có thể sử dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và công việc, đạt TOEIC từ 500 điểm trở lên.

1.1. Cử nhân – Thạc sĩ khoa học

Chương trình tích hợp với các mục đích:

  • Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, năng lực nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong khoa học công nghệ, phù hợp với mục tiêu phát triển Trường ĐHBK Hà Nội thành một đại học nghiên cứu có đẳng cấp trong khu vực và thế giới;
  • Phù hợp với các quy định của luật Giáo dục đại học hiện hành về chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp;
  • Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế;
  • Đảm bảo tính tích hợp, thống nhất, liên tục của chương trình giữa bậc đào tạo cử nhân và thạc sĩ.

1.2. Cử nhân – Kỹ sư

Chương trình tích hợp với các mục đích:

  • Nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo kỹ sư truyền thống của Trường ĐHBK Hà Nội (chương trình đang được áp dụng từ các khóa tuyển sinh năm 2019 trở về trước);
  • Nội dung và cấu trúc tương đồng với chương trình kỹ sư của hầu hết các trường đại học kỹ thuật tại các nước phát triển;
  • Đảm bảo mục tiêu đào tạo trình độ đào tạo kỹ sư theo hướng nghề nghiệp chuyên sâu, kết hợp hài hòa giữa kiến thức hiện đại và các kỹ năng cốt lõi; đảm bảo tính tích hợp, liên thông giữa các trình độ đào tạo cử nhân và kỹ;
  • Phù hợp với các quy định của luật Giáo dục đại học hiện hành về chương trình đào tạo và văn bằng tốt nghiệp;
  • Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế;
  • Đảm bảo nội dung giảng dạy chuyên môn và đào tạo trải nghiệm để hình thành các kỹ năng cần thiết, giúp người học tạo dựng và cải thiện năng lực nghề nghiệp theo một lộ trình học tập phù hợp.
  1. Các trải nghiệm người học

2.1. Môi trường học tập

– Sinh viên ngành Cơ điện tử được thí nghiệm, thực hành trên các thiết bị hiện đại từ các phòng thí nghiệm thuộc Nhà máy số, dự án SAHEP, dự án EMCO, v.v…

– Môi trường học tập hiện đại, năng động, kích thích tư duy sáng tạo

– Sinh viên được tạo điều kiện tối đa để phát triển các ý tưởng nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi về khoa học công nghệ của Trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, công ty, v.v…

– Trong quá trình học tập tại trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ về nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, âm nhạc, các hoạt động ngoại khóa, tham gia trao đổi sinh viên với các trường đại học trên thế giới, v.v…

2.2. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có cơ hội nhận: 40-48 suất học bổng hỗ trợ học tập với tổng trị giá trên 240.000.000 đồng/năm.

  1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

3.1. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

– Trên 98% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến lớn hơn 10 triệu đồng/tháng tùy theo vị trí việc làm.

3.2. Vị trí việc làm tiêu biểu

– Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, quản lý sản xuất, vận hành tại các nhà máy của các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực cơ điện tử, cơ khí,tự động hóa.

– Trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu;

– Tiếp tục học tập, nghiên cứu sau đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước.

  1. Thời gian đào tạo
  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo Cử nhân – Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sỹ: 5,5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

Miêu tả khung chương trình đào tạo tham khảo: tại đây.

5. Giám đốc CTĐT:

Tên Email tư vấn Số điện thoại 
TS. Nguyễn Thái Tất Hoàn hoan.nguyenthaitat@hust.edu.vn 098.626.8649

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Lý do chọn học lĩnh vực Cơ điện tử tại ĐHBK Hà Nội?

– Bách khoa Hà Nội là một trong 4 cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được tổ chức Quacquarelli Symonds của Anh xếp vào danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới.
– Theo bảng xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022 của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố ngày 11/2/2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giữ vị trí 281-290, nằm trong tốp 41% các trường đại học được xếp hạng.
– Times Higher Education xếp Bách Khoa Hà Nội vào nhóm 351-400 trường tốt nhất ở châu Á và đứng thứ hai trên tổng số ba trường của Việt Nam.
– Riêng về lĩnh vực Cơ điện tử, ĐHBK Hà Nội ở vị trí 401-450 trong Bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2021 theo lĩnh vực Cơ khí, Hàng không & Kỹ thuật Sản xuất (QS World University Rankings by Subject 2021).

Câu hỏi 2: Môn chính nhân đôi là thế nào? Ngành nào có môn chính nhân đôi (x2)?

Môn Chính nhân đôi là môn sẽ được tính 2 lần trong công thức tính xét tuyển. Môn chính xét tuyển ngành Cơ điện tử là môn Toán. Các Chương trình đào tạo quốc tế Cơ điện tử không có môn chính (Tức không có môn nhân đôi).

Câu hỏi 3: Cách tính điểm xét tuyển vào ĐHBKHN?

Có 2 công thức tính điểm như sau:
a) Đối với tổ hợp môn không có môn chính (Các Chương trình đào tạo quốc tế Cơ điện tử).
ĐX = [Môn1+Môn2+Môn3] + Điểm ưu tiên KV/ĐT+ Điểm ưu tiên xét tuyển
b) Đối với tổ hợp môn có môn chính
ĐX = [Môn chính x 2 + Môn2 + Môn3] x ¾ + Điểm ưu tiên KV/ĐT + Điểm ưu tiên xét tuyển
(làm tròn đến 2 chữ số thập phân)

Câu hỏi 4: Em có thắc mắc về Học phí ngành Cơ điện tử?

Nhà trường có các mức học phí cho các chương trình như sau:

  • Chương trình chuẩn ME1: Học phí từ 17 – 22trđ/1 năm học (1 năm gồm 2 học kỳ)
  • Chương trình tiên tiến ME-E1 (Đào tạo tinh hoa – EliTECH): Học phí gấp 1,3 – 1,5 lần Chương trình chuẩn, tức 22 – 33 trđ/1 năm học (1 năm gồm 2 học kỳ)
  • Chương trình Đào tạo quốc tế ME-NUT, ME-LUH: Học phí từ 50-60trđ/1 năm học (tức 25-30trđ/1 học kỳ)
  • Chi tiết em xem bài viết này: https://ts.hust.edu.vn/b/hoc-phi
Câu hỏi 4: Em có thắc mắc về Học phí ngành Cơ điện tử?

Nhà trường có các mức học phí cho các chương trình như sau:

  • Chương trình chuẩn ME1: Học phí từ 17 – 22trđ/1 năm học (1 năm gồm 2 học kỳ)
  • Chương trình tiên tiến ME-E1 (Đào tạo tinh hoa – EliTECH): Học phí gấp 1,3 – 1,5 lần Chương trình chuẩn, tức 22 – 33 trđ/1 năm học (1 năm gồm 2 học kỳ)
  • Chương trình Đào tạo quốc tế ME-NUT, ME-LUH: Học phí từ 50-60trđ/1 năm học (tức 25-30trđ/1 học kỳ)
  • Chi tiết em xem bài viết này: https://ts.hust.edu.vn/b/hoc-phi
Câu hỏi 1

Câu trả lời 1

Câu hỏi 2

Câu trả lời 2

Câu hỏi 3

Câu trả lời 3

Đặt câu hỏi