Chương trình Kỹ thuật Cơ khí động lực

Chương trình Kỹ thuật Cơ khí động lực

  1. Giới thiệu

      Ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nền công nghiệp. Theo học ngành này, sinh viên được đào tạo chuyên sâu về một trong hai định hướng ứng dụng sau:

  • Hệ thống năng lượng và tự động hóa thủy khí: đào tạo thiết kế, chế tạo, sản xuất các máy và hệ thống tự động hóa sử dụng nguồn năng lượng chất lỏng và chất khí như các hệ thống lái máy bay, hệ thống lái tàu, hệ thống lái trợ lực ô tô, robot và dây chuyền tự động sản xuất ô tô, máy xây dựng, máy nông nghiệp, hệ thống nâng hạ, dây chuyền sản xuất thép, bê tông, máy và thiết bị năng lượng tái tạo như tuabin gió, tuabin nước và tuabin thủy triều,..

Một số ứng dụng điển hình trong Định hướng Máy và tự động hóa thủy khí

  • Phương tiện thủy thông minh: đào tạo thiết kế, chế tạo và sản xuất các phương tiện thủy và phương tiện thủy thông minh như: các loại tàu thủy hiện đại, các công trình ngoài khơi như giàn khoan dầu khí, các hệ thống và thiết bị tự hành, thiết bị tự động hóa điều khiển các hệ thống khai thác năng lượng biển, các loại tàu thủy hiện đại.

Một số ứng dụng điển hình trong Định hướng Phương tiện thủy thông minh

  1. Các trải nghiệm người học
  • Môi trường học tập

Môi trường học tập đa dạng, năng động, thực tiễn và gắn liền với nhu cầu của doanh nghiệp. Sinh viên có thể lựa chọn theo học chương trình Cử nhân, hoặc Chương trình tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc Cử nhân-Kỹ sư (5,5 năm) để có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cùng với đó, chương trình đào tạo ngoại ngữ chuẩn đầu ra Tiếng Anh và chương trình đào tạo các kỹ năng mềm luôn được Nhà trường chú trọng nhằm đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có được việc làm tốt, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.

  • Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập

Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí Động có cơ hội nhận:

  • Học bổng dành cho sinh viên giỏi, xuất sắc với tổng giá trị 30 triệu đồng/năm
  • Học bổng thực tập tại nước ngoài.
  • Học bổng khuyến khích học tập của ngành của Doanh Nghiệp.
  • Học bổng du học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường và cơ sở đối tác trong và ngoài nước như: Học bổng từ các trường đại học của Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN, Úc, Đài Loan, Anh, Mỹ, Đức,…

Lễ trao học bổng cho sinh viên Ngành Cơ khí động lực do Cựu sinh viên tài trợ

  • Kết nối doanh nghiệp và thực tập

Ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực chú trọng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. Ngành mang đến cho sinh viên cơ hội học tập gắn chặt với thực tiễn của doanh nghiệp.

Với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, sinh viên theo Ngành có cơ hội thực tập ngay từ năm thứ 3. Bên cạnh đó là cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp lên đến >98%.

  • Lab nghiên cứu

Theo học Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực, hầu hết sinh viên có thể tham gia các Lab nghiên cứu từ năm thứ 2. Tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời được bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách vở. Thêm vào đó, sinh viên biết cách thực hiện đề tài mang tính khoa học: lập kế hoạch, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ trong nhóm… Điều này sẽ tạo cho chúng ta tư duy logic, biện chứng và cái nhìn bao quát mọi việc – đó là tầm nhìn của người quản lý, của lãnh đạo – làm cơ sở để phấn đấu trong tương lai.

Sinh viên tham gia các Lab nghiên cứu về mô phỏng

Sinh viên tham gia Lab nghiên cứu về Tự động hóa thủy khí

Sinh viên tham gia Lab nghiên cứu sản xuất Máy tự động thủy khí

Sinh viên tham gia Lab nghiên cứu về mô hình tàu

  • Cuộc thi khoa học kỹ thuật

      Theo học Ngành Kỹ thuật Cơ khí động lực, sinh viên có cơ hội tham gia các Cuộc thi về khoa học kỹ thuật như: Kỳ thi Olympic cơ học chất lỏng, Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, Cuộc thi đua thuyền Shipcom,…

Sinh viên Ngành Cơ khí động lực tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học

Sinh viên Ngành Cơ khí động lực tham gia cuộc thi Shipcom 2016

  1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp: 98% sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường với mức lương phổ biến từ 10-20 triệu.
đồng/tháng.

Vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Đối với Định hướng Kỹ thuật năng lượng và tự động hóa thủy khí
    • Kỹ sư thiết kế và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, tự động hóa ứng dụng thủy lực, khí nén, thiết bị năng lượng tái tạo trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như:
      • Lĩnh vực năng lượng: thủy điện, nhiệt điện, năng lượng gió…
      • Công nghiệp nặng: dây chuyền sản xuất xi măng, sản xuất ô tô, cán thép tự động…
      • Công nghiệp giao thông vận tải: ô tô, hàng hải, hàng không, xe máy công trình…
      • Công nghiệp khai thác: mỏ than, dầu khí…
      • Lĩnh vực tự động: thiết kế, lập trình Robot công nghiệp; Dây chuyền sản xuất tự động.
    • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát hệ thống ở phòng kỹ thuật, phòng sản xuất, phòng thiết kế các công ty sản xuất và các công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp …
    • Nhà nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và phát triển, các Trường đại học trong và ngoài nước.
  • Đối với định hướng Phương tiện thủy thông minh
    • Kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, thiết kế các hệ thống tự động điều khiển, lập trình hành vi thông minh cho các phương tiện vận tải;
    • Kỹ sư thiết kế, công nghệ, vận hành tại các doanh nghiệp phương tiện giao thông, dầu khí, công trình biển, khai thác tài nguyên biển;
    • Kỹ sư quản lý, giám sát, đăng kiểm phương
      tiện giao thông;
    • Kỹ sư nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu,
      cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực cơ khí động lực, tự động hóa, phương tiện giao thông;
    • Kỹ sư tại các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Start up.
  • Một số cựu sinh viên tiêu biểu

Hoàng Văn Thắng

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi

Ông Lê Minh Hùng

Chủ tịch HĐQT- Tổng giám đốc

Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long

Ông Nguyễn Mạnh Cường

Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật đầu tư – Visec

Ông Tạ Hữu Chương

Tổng giám đốc Công ty CP TK & DVKTTT Việt Hàn

Ông Phạm Hoàng Hải

Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Nam Hải (https://hydraulics.vn/)

Ông Lý Thanh Hà

Giám đốc Công ty cổ phần MTS

           Miêu tả khung chương trình đào tạo tham khảo: Khung CTĐT tích hợp KT CKĐL 01

  1. Thời gian đào tạo
Đào tạo Cử nhân 4 năm
Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ 5,5 năm
Đào tạo tích hợp Cử nhân – Kỹ sư 5,5 năm
Đào tạo Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ 8,5 năm
  1. Giám đốc CTĐT:
Tên Email tư vấn Số điện thoại 
PGS. TS. Trần Xuân Bộ bo.tranxuan@hust.edu.vn 0914785386

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: - Lý do chọn chương trình Kỹ thuật Cơ khí động lực tại Trường Cơ khí, ĐHBKHN?

     Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Theo bảng xếp hạng uy tín do Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) đưa ra theo lĩnh vực (QS ranking by subject 2020), lĩnh vực Cơ Khí, Hàng Không & Chế tạo máy của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng Top 351-400 toàn Thế giới và đứng số 1 Việt Nam.

Câu hỏi 2: Phân biệt các khái niệm ngành đào tạo và chương trình đào tạo?
  • Ngành đào tạo (gọi tắt là ngành) là một lĩnh vực chuyên môn rộng, có mã số trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
  • Chương trình đào tạo (gọi tắt là chương trình) là bản thiết kế cho toàn bộ quá trình đào tạo của một ngành (kiểu chương trình đơn ngành) hoặc một vài ngành (kiểu song ngành hoặc kiểu song bằng). Chương trình thể hiện rõ trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; nội dung (chương trình giảng dạy); kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. Với mỗi chương trình đào tạo, mỗi trường sẽ có cách gán mã tuyển sinh khác nhau.
Câu hỏi 3: - Chỉ tiêu vào ngành năm nay thế nào?
  • Chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành là 90 sinh viên
Câu hỏi 4: - Học phí của CTĐT?
  • Dự kiến học phí năm học 2022-2023 là: 22-28 triệu đồng/năm học
Câu hỏi 5: - Có chương trình nào chuyển tiếp học sau đại học sau tốt nghiệp cho em không?

Sinh viên có thể đăng ký Chương trình đào tạo tích hợp Cử nhân- Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí động lực. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân (4 năm), sinh viên có thể lựa chọn học chuyển tiếp học lên chương trình Thạc sĩ hoặc chương trình Kỹ sư..

Câu hỏi 6: Chương trình tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ / Kỹ sư là gì?

Các chương trình đào tạo tại ĐHBK Hà Nội đang được thiết kế theo định hướng: Sau 4 năm: sinh viên có thể tốt nghiệp với bằng cử nhân, sau đó có lựa chọn học tiếp tục

Với hai lựa chọn:

  • Kỹ sư, hoặc
  • Thạc sỹ.

Cử nhân được thiết kế theo ngành rộng, cung cấp cho người học các kiến thức nền tảng và cốt lõi; chú trọng các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng ứng xử tích cực đối với xã hội và môi trường trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng thích ứng trong môi trường lao động quốc tế. Tốt nghiệp Cử nhân, sinh viên có thể sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành chuyên gia, có khả năng nghiên cứu, phát triển, và ứng dụng ở trình độ cao, sinh viên nên lựa chọn học nâng cao ở bậc sau đại học.

Chương trình ở sau đại học (Kỹ sư, Thạc sĩ) chú trọng kiến thức chuyên môn nâng cao, kỹ năng và phương pháp làm việc khoa học; có tư duy hệ thống và tư duy phân tích độc lập; khả năng sáng tạo và tự đào tạo trong môi trường làm việc năng động, hội nhập và luôn đổi mới. Trong đó: Chương trình ở bậc Kỹ sư được thiết kế theo hướng lĩnh vực ứng dụng hẹp của một ngành cụ thể hoặc chuyên môn hẹp (chuyên ngành). Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư trở thành các chuyên gia thực thụ, có kiến thức nền tảng và chuyên sâu, cũng như có khả năng triển khai các dự án thực tế tại các doanh nghiệp.

Chương trình ở bậc thạc sĩ khoa học được thiết kế theo hướng ngành rộng và chú trọng kiến thức liên ngành rộng. Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ là các chuyên gia thực thụ, có kiến thức nền tảng và chuyên sâu, có kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề đơn ngành/liên ngành, phù hợp làm việc trong các bộ phân nghiên cứu và phát triển (R&D) tại các tập đoàn, tổng công ty, hoặc tiếp tục theo đuổi các chương trình đào tạo tiến sỹ để nâng cao năng lực nghiên cứu.

Chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ / kỹ sư: là khung chương trình được thiết kế theo hướng tích hợp, liên tục giữa bậc đào tạo cử nhân và thạc sĩ / kỹ sư với các khối kiến thức và thời lượng giảng dạy được thiết kế theo hướng thuận lợi nhất cho người học về thời gian học tập. Trong quá trình học hệ cử nhân, sinh viên có thể học các môn học thuộc hệ thạc sỹ / kỹ sư mà không cần yêu cầu phải có bằng cử nhân trước khi đăng ký môn. Chương trình tích hợp cấp 2 văn bằng tốt nghiệp Cử nhân; và Thạc sĩ hoặc Kỹ sư.

 

Câu hỏi 1

Câu trả lời 1

Câu hỏi 2

Câu trả lời 2

Câu hỏi 3

Câu trả lời 3

Đặt câu hỏi