Danh sách cán bộ

CƠ HỌC VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU

Văn phòng: C7-733M. Điện thoại: 024. 38680103.

          Nhân lực gồm 8 cán bộ giảng dạy và 2 cán bộ thí nghiệm: 1 GS, 2 PGS, 4 TS, 1 ThS, 1 KS, 1 cử nhân.

Cơ sở vật chất
  • 01 phòng làm việc chung 201-C3.
  • Phòng thí nghiệm Sức bền vật liệu 101, 103-C3.
  • Phòng thí nghiệm Vật liệu chất dẻo và Composite (nhà T).

Tại sao sinh viên nên làm đồ án tốt nghiệp với nhóm chuyên môn Cơ học vật liệu và kết cấu.

  • Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sinh viên sẽ trải nghiệm với các kiến thức và kỹ năng hiện đại để phân tích các hiện tương cơ học và đa vật lý của vật liệu và kết cấu, mà ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống từ xe ô tô, điện thoại di động đến các kết cấu và chi tiết máy.
  • Sinh viên sẽ làm quen với các phần mềm công nghiệp trong thiết kế và đánh giá sản phẩm.
  • Nhiều cựu sinh viên của nhóm chuyên môn tiếp tục học ở nước ngoài, đã và đang làm việc trong các công ty và tập đoàn với các vị trí như kỹ sư nghiên cứu và phát triển, kỹ sư thiết kế, kỹ sư kiểm tra chất lượng
Các môn học chính
  • Các môn học thuộc lĩnh vực “Cơ học vật rắn”: Cơ học môi trường liên tục, Sức bền vật liệu, Lý thuyết đàn hồi, Lý thuyết dẻo, Cơ học phá hủy, Cơ học kết cấu, Tấm vỏ
  • Các môn học thuộc lĩnh vực “Phương pháp số”: Phương pháp phần tử hữu hạn, tính toán polymer ở trạng thái lỏng
  • Các môn học thuộc lĩnh vực “Cơ học và đa vật lý của polymer và composites”: Vật liệu chất dẻo và composite, Cơ học vật liệu chất dẻo và composite, Lưu biến polymer, Công nghệ sản xuất các sản phẩm polymer, Công nghệ sản xuất tiên tiến
Đào tạo
  • Môn Sức bền vật liệu cho sinh viên toàn trường cơ khí.
  • Môn Phương pháp phần tử hữu hạn cho sinh viên ngành kỹ thuật Cơ khí và Cơ điện tử.
  • Nhiều môn học lựa chọn như: ME5278 Công nghệ sản xuất tiên tiến.
  • Đồ án môn học cho sinh viên ngành Cơ điện tử.
  • Đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành kỹ thuật Cơ khí và Cơ điện tử.
  • Phụ trách đội tuyển thi Olympic Sức bền vật liệu hàng năm. Hầu hết các năm đều có giải cá nhân và đồng đội.
  • Chương trình cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ chuyên ngành Chất dẻo và Composites.
  • Thạc sỹ Cơ học kỹ thuật.
  • Tiến sỹ chuyên ngành Cơ học vật rắnCơ học kỹ thuật. Đã đào tạo 16 tiến sỹ, hầu hết là giảng viên các trường đại học.
Nghiên cứu

Chi tiết về các hướng nghiên cứu được giới thiệu trên web site của các cán bộ, dưới đây liệt kê các hướng nghiên cứu chính:

(1) Ứng xử cơ học và đa vật lý của vật liệu và kết cấu, bao gồm: kim loại, thép và hợp kim, chất dẻo, gốm kỹ thuật, vật liệu composite, vật liệu biến đổi chức năng, vật liệu nano…

(2) Động lực học kết cấu.

(3) Tương tác kết cấu với chất lỏng.

(4) Các phương pháp số trong Cơ học.

Đề tài, dự án

Đã hoàn thành 14 đề tài NAFOSTED.

Sơ lược lịch sử phát triển của nhóm chuyên môn
  • Ngày 10 tháng 2 năm 2022, bộ môn Cơ học vật liệu và kết cấu tái cấu trúc và trở thành nhóm chuyên môn Cơ học vật liệu và kết cấu, thuộc Khoa Cơ điện tử, Trường Cơ khí.
  • Năm 2012, bộ môn Cơ học vật liệu và kết cấu được thành lập từ việc sáp nhập bộ môn Cơ học vật liệu và bộ môn Sức bền vật liệu.
  • Năm 2008, sinh viên ngành chất dẻo và composite khóa đầu là khóa 48 tốt nghiệp do bộ môn Cơ học vật liệu phụ trách đào tạo.
  • Năm 1995, sinh viên ngành Cơ tin học kỹ thuật khóa đầu là khóa 35 tốt nghiệp, do bộ môn Cơ học vật liệu, bộ môn Sức bền vật liệu và một số bộ môn khác phụ trách đào tạo. Ngành Cơ tin học kỹ thuật sau chuyển thành ngành Cơ điện tử.
  • Năm 1970, bộ môn Cơ học ứng dụng được thành lập, năm 1995 đổi tên là bộ môn Cơ học vật liệu. Bộ môn giảng dạy môn Cơ học ứng dụng (với các kiến thức tĩnh học, động học, động lực học, nguyên lý máy, chi tiết máy, sức bền vật liệu) cho các ngành không phải là ngành Cơ khí của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và môn Vật liệu phi kim cho ngành Cơ khí (sau đổi tên thành môn Vật liệu chất dẻo và composite).
  • Năm 1957, bộ môn Sức bền vật liệu được thành lập ban đầu giảng dạy 2 môn Sức bền vật liệuCơ học kết cấu.
homescontents