Đào tạo

Đào tạo

  1. Danh mục đào tạo 

– Danh mục các chuyên ngành phụ trách đào tạo

STT Chuyên ngành

(chuyên ngành phụ trách đào tạo)

Mục tiêu đào tạo
1 Chế tạo máy Các tiêu chí đào tạo:

1.       Lấy đối tượng đào tạo chung là Máy công cụ và thiết bị, trong đó, máy công cụ là cơ sở và thiết bị thể hiện tính ứng dụng rộng trong cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.

2.       Nắm vững kết cấu máy từ chi tiết riêng rẽ đến cụm kết cấu trung gian, cụm kết cấu chấp hành và tổ hợp thành hệ thống máy, coi là vốn cơ bản phải được giảng dạy từ tính toán thiết kế cụm, đến phân tích kết cấu hiện đại, tối ưu và ứng dụng tin học, đặc biệt cần cập nhật các phần mềm mới nhất trong điều kiện có thể.

3.       Máy công cụ CNC, trung tâm gia công, đường dây tự động chuyên dùng hay điều khiển linh hoạt, robot hoá… là các sản phẩm và các quá trình cơ-tin-điện tử (Products and Processes of Mechatronics), đó là hướng đào tạo về cơ khí mang tính mũi nhọn đầu thế kỷ 21. Bộ môn đã xây dựng và đưa vào giảng dạy mảng 6 môn học chuyên ngành tự động hoá máy hiện đại và mới.

4.       Để phát triển cao hơn và đẩy mạnh ứng dụng thực tiễn, Bộ môn đã xây dựng các giáo trình chuyên khảo và chuyên đề, trang bị các thí nghiệm mới để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, đào tạo cao học và nghiên cứu sinh…Đó là các giáo trình về thiết kế tối ưu và động lực học máy, về ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp thực nghiệm, kết hợp các phần mềm tin chuyên dùng, máy CNC & robot.

Là hướng đào tạo và nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, công nghệ bề mặt, tuổi thọ, độ tin cậy và ma sát học trong máy móc và thiết bị. Từ năm 1980, Bộ môn đã giảng dạy các môn học: vật liệu phi kim loại, ma sát và mài mòn trong máy, công nghê bôi trơn, … Đến nay đã hình thành một chuyên ngành Ma sát học (Tribology) gồm 5 môn học chính thức trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học của ngành cơ khí chế tạo máy, cùng với một phòng thí nghiệm nghiên cứu về ma sát học và xuất bản giáo trình ma sát học.

 

2 Cơ – Điện tử Hợp tác mở ngành mới đào tạo kĩ sư Cơ – Điện tử (Mechatronics) với đối tượng phục vụ là các máy công cụ, thiết bị, khí cụ và dây chuyền tự động hoá quá trình sản suất FMS & CIM trong các nhà máy của mọi ngành sản xuất công nghiệp. Sau nhiều năm tập hợp tư liệu, tham quan nước ngoài và khảo sát thực tiễn công nghiệp, Bộ môn tham gia nhiệm vụ dự thảo đề án, chuẩn bị chương trình, xây dựng các môn học liên quan mà Bộ môn đảm nhiệm cho khoá đầu tiên đào tạo ngành mới này thực hiện từ năm 2002…

 

– Danh mục các chuyên ngành và môn học tham gia đào tạo

STT Chuyên ngành

(chuyên ngành tham gia đào tạo)

Môn học

(môn học tham gia đào tạo ứng với chuyên ngành cùng dòng)

1 Chế tạo máy Kỹ thuật điều khiển tự động

Kỹ thuật ma sát

Cơ sở máy CNC

Cơ sở máy công cụ

Thiết kế máy công cụ

Thiết kế máy trên cơ sở môđun hóa

Đồ án thiết kế máy công cụ

Công nghệ bôi trơn

Tự động hóa thủy khí trong máy

Máy CNC và Robot công nghiệp

Phương pháp thực nghiệm và xử lý số liệu

2 Cơ điện tử Kỹ thuật điều khiển tự động

Kỹ thuật ma sát

Cơ sở máy CNC

Robot công nghiệp

Máy CNC và Robot công nghiệp

Trang bị điện trong máy công cụ

Cơ sở máy công cụ

Máy và dao

3 Kỹ thuật tầu thủy Kỹ thuật điều khiển tự động
4 Kỹ thuật hàng không Kỹ thuật điều khiển tự động
5 Máy thủy khí Kỹ thuật điều khiển tự động
6 Chế tạo sản phẩm chất dẻo Kỹ thuật điều khiển tự động

Robot công nghiệp

7 Công nghệ hàn Kỹ thuật điều khiển tự động
8 Máy chính xác Kỹ thuật điều khiển tự động

Cơ sở máy công cụ

9 Động cơ Kỹ thuật điều khiển tự động
10 Ôtô Kỹ thuật điều khiển tự động
11 Sư phạm kỹ thuật: Cơ khí Kỹ thuật điều khiển tự động

 

  1. Các hướng nghiên cứu cho sinh viên tốt nghiệp

* Tóm tắt các hướng nghiên cho sinh viên tốt nghiệp tại bộ môn

– Thiết kế chế tạo chi tiết máy bằng hệ CAD – CAM – CNC

– Thiết kế theo độ tin cậy và tuổi thọ;

– Động lực học máy

– Phát triển lý thuyết hệ thống điều khiển, CNC & Robot

– Hệ thống thủy lực và tự động hóa cơ khí

– Nghiên cứu ma sát và vi ma sát (Tribology)

– Nâng cao chất l­ượng bề mặt ma sát

– Thiết kế lắp đặt hệ thống PLC, máy CNC và bộ điều khiển Robot

– Phát triển các Môđun chư­ơng trình trong trung tâm gia công CNC với các loại sản phẩm khác nhau

– Thiết kế các hệ thống Cơ – điện tử cho các ngành công nghiệp

– Động lực học Robot

– Phát triển ứng dụng Robot trong công nghiệp

– Thiết kế & lập trình Robot công nghiệp
– Thiết kế & mô phỏng máy mài trục cam
– Thiết kế & chế tạo máy tạo mẫu nhanh
– Thiết kế & chế tạo máy điều khiển số 3 trục
– Thiết kế mô phỏng hoạt động hệ thống gia công tự động
– Lập trình PLC cho thiết bị sản xuất cáp quang
– Thiết kế hệ thống tự động sản xuất cáp quang
– Mô phỏng thiết kế & lập trình PLC ảo
– Thiết kế và chế tạo điều khiển máy đóng dấu tự động
– Thiết kế & chế tạo máy điêu khắc đá 4 trục điều khiển CNC
– Thiết kế & điều khiển mô hình thang máy hiện đại
– Thiết kế & chế tạo thiết bị Tribology, thiết bị khảo sát áp suất thủy động
– Thiết kế và chế tạo điều khiển hệ thống pin mặt trời
– Thiết kế & chế tạo điều khiển mô hình Robot 4 bậc tự do…
– Thiết kế & chế tạo & thực nghiệm hệ thống bôi trơn thủy tĩnh
– Thiết kế & chế tạo máy đo mòn tịnh tiến
– Thiết kế & chế tạo máy gia công gỗ điều khiển PLC
– Thiết kế và chế tạo điều khiển PLC thiết bị gấp khung dây tự động, bãi đỗ xe tự động, …
– Thiết kế và cải tiến hệ thống thay dao tự động trên máy tiện CNC mini, máy phay CNC mini
– Thiết kế và chế tạo điều khiển hệ thống secvo khí nén
– Thiết kế và chế tạo điều khiển hệ thống pin mặt trời

 

 

* Một số máy và thiết bị do sinh viên làm tốt nghiệp tại Bộ môn THIẾT KẾ và CHẾ TẠO

Máy phay CNC 3 trục

Tốc độ trục chính 11000v/ph

Máy phay CNC 3 trục

Thay dao tự động

Hệ thống mini CIM kiểu bàn quay

Robot lau nhà tự hành

Robot sơn tường

 

Máy phay CNC 3 trục

thay dao tự động

Máy tiện CNC thay dao tự động

Hệ thống gấp khung dây điều khiển PLC

  1. Địa chỉ công tác, học tập sau tốt nghiệp

100% các em sinh viên tốt nghiệp tại Bộ môn đều dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn, đảm nhiệm các vị trí trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật; các viện nghiên cứu; các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay các công ty lien doanh… có liên quan đến lĩnh vực cơ khí. Một số tham gia tu nghiệp hoặc học tập, nghiên cứu sau đại học ở nước ngoài

  • Các viện nghiên cứu, trường đaị học: ĐH Bách Khoa Hà nội, ĐH Công nghiệp Hà nội, ĐH Điện lực, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Mỏ địa chất, Viện Máy & dụng cụ công nghiệp IMI, Viện nghiên cứu Cơ khí NARIME,…
  • Các nhà máy cơ khí: Cơ khí Hà nội, Kim khí thăng long, Hòa Phát,  Diesel Sông công, Xuân Hòa, các nhà máy Z… Các nhà máy thuộc khu công nghiệp Bắc Thăng long, Như Quỳnh, Nomura Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Phú Mỹ, Sóng Thần…
  • Các tổng công ty trong nước: LILAMA, VINACONEX, COMA, LICOGI..
  • Các liên doanh nước ngoài: Toyota, Ford, Honda, Yamaha, Toho, Canon, Denso, Goshi Thăng Long, Nissan…
  1. Quy mô hướng dẫn tốt nghiệp

Số lượng sinh viên hướng dẫn tốt nghiệp hàng năm

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Chính quy 170 150 140 120 100 100 100 110 110 120 110 110 120