Đào tạo

Đào tạo

Danh mục các chuyên ngành phụ trách đào tạo

STT Chuyên ngành

(phụ trách và tham gia đào tạo)

Mục tiêu đào tạo
1 Cơ điện tử / động lực học Cử nhân kỹ thuật, kỹ sư
2 Động lực học và Cơ Điện Tử Thạc sĩ kỹ thuật, Thạc sĩ khoa học
3 Cơ học kỹ thuật Thạc sĩ và tiến sĩ

 

Danh mục các chuyên ngành và môn học tham gia đào tạo

STT Chuyên ngành

(tham gia đào tạo)

Môn học
1 Cơ điện tử

 

Kỹ thuật Cơ khí

–        Engineering Mechanics: Statics     [Tĩnh học]

–        Engineering Mechanics: Dynamics [Động học]

–        Cơ học kỹ thuật I và II

–        Dao động kỹ thuật

–        Dao động đàn hồi

–        Phép tính ma trận trong Cơ điện tử

–        Động lực học hệ nhiều vật

–        Kỹ thuật lập trình trong Cơ điện tử

–        Robotics

–        Rôbốt công nghiệp / Industrial robots

–        Tính toán thiết kế robot

–        Lập trình mô phỏng robot và các hệ cơ điện tử

–        Phương pháp số và công cụ phần mềm

–        ĐA tin học trong cơ học

–        ĐA Cơ điện tử

–        Cơ học giải tích

–        Động lực học máy

–        Tối ưu hóa ứng dụng

–        Lập trình mô phỏng robot và các hệ cơ điện tử

–        Phần mềm phân tích và mô phỏng các hệ động lực có điều khiển

2 Cơ khí động lực –        Cơ học kỹ thuật

–        Dao động kỹ thuật

–        Động lực học hệ nhiều vật

–        Dao động tàu thuỷ

3 Điều khiển tự động

Công nghệ Dệt may

Nhiệt lạnh

Toán – Tin

–        Cơ học kỹ thuật

 

2. Các chủ đề cho sinh viên tốt nghiệp

–          Các vấn đề cơ bản của cơ điện tử (Mechatronics) như cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình cho các hệ cơ điện tử. Theo nhiều nhà khoa học Cơ điện tử là một lĩnh vực kỹ thuật quan trọng của thế kỷ 21.

–          Lý thuyết hệ nhiều vật là phần cơ sở cốt lõi của việc mô hình hóa các hệ thống cơ điện tử như robot công nghiệp (chuỗi và song song), robot dáng người, robot di động, máy. Mô hình hóa, tính động lực học và điều khiển hệ nhiều vật là vấn đề được quan tâm nghiên cứu.

–          Xây dựng các phần mềm chuyên dụng, nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý thuyết ghép nối các phần mềm ứng dụng.

–          Các vấn đề tính toán động học, động lực học và điều khiển Robot công nghiệp, Robot dưới nước, Robot song song, Robot tự hành và các máy tự động.

–          Các vấn đề tính toán động lực học và điều khiển các hệ cơ điện tử và các hệ hỗn hợp khác

–          Các vấn đề về tính toán thiết kế các loại robot công nghiệp.

–          Động lực học và điều khiển các hệ kỹ thuật hụt dẫn động như: robot có khớp nối đàn hồi, robot có khâu đàn hồi, …

–          Nghiên cứu phát triển các nguyên lý công nghệ mới dựa trên các thành tựu tin học, cơ học và điện tử.

–          Các vấn đề của động lực học phi tuyến và lý thuyết hỗn loạn (Chaos). Đó là một lĩnh vực khoa học mới đang thu hút sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và chắc chắn sẽ có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật, kinh tế, và xã hội ở thế kỷ 21.

–          Cơ học các vật liệu mới và cơ học hệ nhiều vật hỗn hợp…

–          Robot chuỗi dư dẫn động là robot có số khớp nhiều hơn số bậc tự do của khâu thao tác cuối (bàn kẹp), bàit oán động học ngược có thể có vô số nghiệm. Bài toán đặt ra là phải nghiên cứu các phương pháp giải quyết bài toán động học ngược của robot dư dẫn động để nhận được những kết quả tối ưu;

–          Ứng dụng các phương pháp tối ưu hiện đại như thuật giải di truyền, thuật giải tối ưu bày đàn,… để giải quyết các bài toán tối ưu trong kỹ thuật.

–          Dao động trong các công trình lớn như nhà cao tầng, cầu treo có khẩu độ lớn do gió, động đất là không tránh khỏi. Để giảm rung cho các công trình đòi hỏi chúng ta cần lắp thêm vào công trình đó những bộ phận tắt chấn hay bộ phận hấp thụ dao động. Việc lắp ở đâu với bộ thông số thế nào đặt ra cho chúng ta nhiều bài toán cần giải quyết.

–          Khi các phương tiện giao thông qua lại trên các cầu, dao động thường xuất hiện. Các dao động này phụ thuộc nhiều vào tốc độ xe. Việc tính toán các vận tốc xe gây nguy hiểm cho cầu là rất cần thiết, để từ đó có những cảnh báo cho người điều khiển xe và giữ cho các cây cầu được an toàn.

–          Tương tự như bác sĩ bắt mạch chẩn đoán bệnh cho người, đo đạc dao động máy cũng cho ta biết thông tin về tình trạng của máy. Ở đây xuất hiện các bài toán xử lý tín hiệu đo như lọc nhiễu, các phương pháp phân tích số liệu đo. Trên sơ sở các kết quả nhận được, người kỹ sư cần đưa ra các kết luận về tình trạng máy.

–          Cầu trục được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng, công trình xây dựng, cảng biển, …. Nếu người vận hành thiếu kinh nghiệm sẽ: làm tăng góc lắc của dây treo tải trọng, làm giảm năng suất, gây nguy hiểm cho môi trường làm việc,… Bài toán đặt ra là lập trình quĩ đạo để giảm lắc cho tải trọng nâng, hoặc thiết kế bộ điều khiển giảm lắc cho tải trọng. Vấn đề này cũng xuất hiện trong các cầu trục dạng khác cầu trục tháp, cầu trục container, …

3. Địa chỉ công tác, học tập sau tốt nghiệp

Nắm vững lý thuyết và có kiến thức đa ngành nên các kỹ sư Cơ điện tử có khả năng thích ứng tốt nhất với các ngành kỹ thuật mới trong lĩnh vực chế tạo máy, giao thông vận tải, tự động hoá,… Các kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo tại Bộ môn có thể công tác ở các viện nghiên cứu (Viện công nghệ, Viện cơ học, Viện khoa học Giao thông Vận tải, Viện nghiên cứu máy, Viện khoa học bảo hộ lao động, Viện máy công cụ và dụng cụ, Viện tự động hoá,…) ở các trường đại học và cao đẳng (các bộ môn về cơ học, cơ sở kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật tự động, cơ điện tử,…) và cũng có thể làm tốt công tác kỹ sư tính toán, kỹ sư thiết kế, kỹ sư nghiên cứu, kỹ sư khai thác công nghệ mới ở các công ty, nhà máy lớn. Đặc biệt với các kiến thức cơ sở kỹ thuật đa ngành, cơ sở tin học khá, nếu kỹ sư nào có vốn tiếng Anh tốt thì sẽ là đối tượng hấp dẫn đối với sự tuyển chọn của các hãng sản xuất liên doanh với nước ngoài.

4. Quy mô hướng dẫn tốt nghiệp

Số lượng sinh viên, học viên cao học và NCS hướng dẫn hàng năm

Năm học Đại học (SV) Cao học (HV) Tiến sỹ (NCS)
2008-2009 51 10 05
2009-2010 41 08 06
2010-2011 45 05 07
2011-2012 23 08 07
2012-2013 24 08 06
2013-2014 34 06 05